Home / FAQ về xây dựng thương hiệu / Brand Culture Là Gì?

Brand Culture Là Gì?

faq-brand-culture-la-gi

Mọi người thường nghĩ: Thương hiệu và văn hóa là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Tạo dựng Brand là công việc của bộ phận Marketing, còn thiết lập văn hóa là trách nhiệm của phòng HR.

Nhưng có bao giờ, bạn tự đặt cho mình câu hỏi: Khách hàng sẽ nghĩ thế nào về thương hiệu nếu doanh nghiệp không xây dựng bản sắc văn hóa đủ mạnh? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa một rừng các thương hiệu lớn nhỏ trên thị trường? Khách hàng có còn tin tưởng sử dụng sản phẩm của một thương hiệu có nền văn hóa thiếu bền vững?

Hãy cùng tìm hiểu định nghĩa của khái niệm Brand Culture. Đồng thời, khám phá quy trình 6 bước để xây dựng một văn hóa thương hiệu phát triển bền vững và trường tồn.

1. Brand Culture là gì?

Brand Culture, hiểu đơn giản, chính là giá trị cốt lõi, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng về thương hiệu. Văn hóa thương hiệu quyết định tới tất cả các khía cạnh liên quan tới brand, bao gồm brand identity, brand personality, trải nghiệm khách hàng với thương hiệu,…

Vì vậy, văn hóa thương hiệu có tầm quan trọng lớn trong việc định hình và phát triển doanh nghiệp. Làm thế nào để tiếp cận và “đọc vị” khách hàng tại mỗi điểm chạm, đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn liên quan tới truyền thông, Marketing thương hiệu? Để trả lời cho những câu hỏi đó, doanh nghiệp cần phải đối chiếu với Brand Culture.

2. Lợi ích khi xây dựng Brand Culture

Với khách hàng, một doanh nghiệp có văn hóa bền vững tác động lớn tới Brand Perception – nhận thức về thương hiệu trong họ.

Khách hàng dễ dàng bị thu hút bởi những doanh nghiệp có đặc điểm tính cách nổi trội, khác biệt so với những sản phẩm cùng loại. Họ tin tưởng vào những sản phẩm của những thương hiệu có uy tín, sẵn lòng dùng thử và đưa ra những phản hồi nhằm giúp sản phẩm được hoàn thiện hơn.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có Brand Culture tốt thường thu hút lượng khách hàng trung thành ở con số ấn tượng. Khách tỏ ra vui vẻ và hài lòng với những trải nghiệm mà họ có được từ thương hiệu. Sự gắn kết giữa khách hàng với những thương hiệu có tính cách rõ ràng cũng dễ dàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh còn lại.

Như một lẽ tất yếu, khách hàng trung thành sẽ giới thiệu sản phẩm, thương hiệu tới người thân, bạn bè của mình. Doanh thu bán hàng tăng vọt, khiến doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn để phát triển và xây dựng thương hiệu.

Với nhân viên trong doanh nghiệp, một doanh nghiệp có văn hóa rõ ràng giúp họ có thêm động lực để phấn đầu trong công việc. Năng suất được cải thiện, chất lượng của sản phẩm được nâng cao, khách hàng hài lòng với những trải nghiệm từ các sản phẩm có chất lượng cao. Đây là một mối quan hệ mà cả đôi bên: khách hàng – doanh nghiệp cùng có lợi.

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About Van Thinh

Check Also

faq-employer-branding-la-gi

Employer Branding Là Gì?

Một thương hiệu quyền lực giờ không chỉ trông cậy vào khách hàng, xem sản …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *