Brand Positioning, hay định vị thương hiệu, là thuật ngữ thường gặp trong quá trình làm marketing nói chung và branding nói riêng. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về Brand Positioning? Cũng như cách xây dựng chiến lược định vị cho thương hiệu của doanh nghiệp mình? Bài viết này chúng ta cũng tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất nhé.
Brand Positioning – Định vị thương hiệu là gì?
Hiểu theo một cách đơn giản, Brand Positioning là quy trình định vị thương hiệu trong đầu khách hàng. Nó bao gồm và liên quan tới chiến lược định vị, chiến lược thương hiệu hay cả tuyên ngôn định vị nữa.
Trong cuốn sách Positioning: The Battle for Your Mind của Al Ries và Jack Trout, việc định vị thương hiệu nhằm để sở hữu một thị trường ngách cho một thương hiệu, một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bằng các chiến lược khác nhau về giá, về quảng cáo, phân phối, bao bì và cả đối thủ.
Mục tiêu là nhằm tạo ra những ấn tượng độc đáo trong tâm trí của khách hàng, qua đó gắn kết họ với những giá trị cụ thể mà thương hiệu tạo ra.
Định vị thương hiệu sẽ diễn ra cho dù doanh nghiệp có thực sự chủ động làm nó hay không bởi lẽ việc khách hàng nghĩ thế nào về bạn chính là định vị thương hiệu. Tuy vậy, điều các doanh nghiệp cần làm là một chiến lược định vị thông mình, một khả năng quản lý nhất quán để định vị không bị sai lệch qua thời gian.
Brand Positioning cũng là một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác sức khỏe của thương hiệu mình – Brand Health.
Brand Positioning Statement – Tuyên ngôn định vị và Tagline
Tuyên ngôn về định vị thường hay bị nhầm lẫn với chính các tagline và slogan của công ty. Tuyên ngôn định vị được sử dụng chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp.
Brand Positioning Statement là định hướng cho các quyết định về marketing cũng như hoạt động của công ty. Và đồng thời giúp bạn đưa ra các quyết định gây ảnh hưởng tới nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Tagline thì ngược lại, sử dụng với các mục đích hỗ trợ cho công cuộc marketing. Ở ngay dưới đây sẽ là phần ví dụ về tuyên ngôn thương hiệu và tagline để bạn dễ phân biệt hơn.
Tầm quan trọng của định vị thương hiệu
Với 89% nhà quản trị thương hiệu quan tâm tới việc xây dựng và định vị thương hiệu dựa trên trải nghiệm của khách hàng, và 77% nhà lãnh đạo doanh nghiệp B2B thừa nhận thương hiệu là thứ tối thượng để phát triển, chúng ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của Brand Positioning đối với các doanh nghiệp.
Dưới đây là 4 khía cạnh có thể khẳng định sự không thể tách rời giữa định vị thương hiệu và sự sống còn của doanh nghiệp:
- Sự phân hóa của thị trường: Ngày nay, sự khác biệt của mỗi thương hiệu quyết định sự sống còn của nó trên thị trường. Nếu đi dạo trước một rừng những thương hiệu giống nhau, bạn biết lựa chọn mặt hàng nào đây? Sự khôn ngoan của các doanh nghiệp là biết tách rời mình khỏi những sản phẩm na ná giống nhau, định hướng một đối tượng khách hàng ngách, và phát triển thương hiệu theo hướng đi đó.
- Nhận biết hành vi mua hàng: Bằng việc định vị đối tượng khách hàng mục tiêu sớm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấu hiểu và nắm rõ quyết định mua hàng của họ. Bằng việc đưa ra những câu trả lời đúng đắn, doanh nghiệp tự khắc xây dựng mối liên kết lòng tin và sự trung thành với khách hàng.
- Giữ vững giá trị thương hiệu: Thay vì nhảy vào cuộc chiến về giá không hồi kết, doanh nghiệp có quyền thiết lập mức giá hợp lý, giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu và khiến khách hàng mua sản phẩm của họ “vô điều kiện”.
- Truyền đạt thông điệp: Một chiến lược định vị thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt đúng thông điệp tới đúng người. Điều này đem lại hiệu quả truyền thông và bán hàng cao hơn rất nhiều so với phương thức Marketing không định vị.