Home / Giáo dục / Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối – Học Hay

Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối – Học Hay

Video Sinh Học Lớp 12 – Cấu trúc di truyền của quần thể – HocHay

Sinh Học Lớp 12 – Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Các đặc trưng di truyền của quần thể

Định nghĩa quần thể

Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống 

Đặc trưng di truyền của quần thể

  • Vốn gen: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể
  • Tần số alen: Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
  • Tần số kiểu gen của quần thể: Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể

Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần

Quần thể tự thụ phấn

Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:

Tần số KG AA=[1−(12)n]2

Tần số KG Aa=(12)n

Tần số KG aa=[1−(12)n]2

Kết luận:

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.

Quần thể giao phối gần

Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần

Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử

Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

Quần thể ngẫu phối

  • Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên
  • Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên
  • Quá trình giao phối ngẫu nhiên là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình (đa dạng) về kiểu gen và kiểu hình
  • Các quần thể ngẫu phối được phân biệt với các quần thể khác cùng loài bởi tần số tương đối các alen, các kiểu gen, các kiểu hình

Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối

  • Các cá thể giao phối tự do với nhau
  • Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
  • Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định

Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen) của quần thể tuân theo công thức sau:

p2+2pq+q2=1    

p: tần số alen trội, q: tần số alen lặn (p + q  = 1)

Định luật hacđi vanbec:

Nội dung: Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thê hệ. ​​Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec. Khi đó thỏa mãn đẳng thức :

p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.

Trong đó : p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1

Điều kiện nghiệm đúng

  • Quần thể phải có kích thước lớn, số lượng cá thể nhiều
  • Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau 1 cách ngẫu nhiên.
  • Không có đột biến chọn lọc tự nhiên
  • Không có đột biến
  • Không có sự di- nhập gen giữ các quần thể

Tuy nhiên trên thực tế rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể liên tục bị biến đổi

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

A. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định

B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung

C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể

D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên

Câu 2: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên

A. Vốn gen của quần thể

B. Tính trạng của quần thể

C. Kiểu hình của quần thể

D. Thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 3: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự

A. Mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối

B. Mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối

C. Ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối

D. Mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối

Câu 4: Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec?

A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

B. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể

C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá

D. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen

Câu 5: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?

A. Cho quần thể sinh sản hữu tính

B. Cho quần thể tự phối

C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng

D. Cho quần thể giao phối tự do

Đáp án:

1. C

2. A

3. C

4. C

5. D

Link bài: https://hochay.com/sinh-hoc-lop12/sinh-hoc-lop-12-chuong-3-bai-13-cau-truc-di-truyen-cua-quan-the-hoc-hay-816.html

#sinhhoc12 #sinhhoclop12 #lythuyetsinhhoc12 #lythuyetsinhhoclop12 #tracnghiemsinhhoc12 #sinhhocnanghoc12 #onthisinhhoc #hochay

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About Trúc Vy Hochay

Check Also

Luyện từ vựng tiếng Anh chủ đề về Môi Trường (Environment) – HocHay

Video từ vựng tiếng Anh chủ đề về Môi Trường (Environment) – HocHay Cùng HocHay …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *