Dưới đây là một vài cách có thể bạn có thể nâng cao mức độ nhận thức về thương hiệu cho khách hàng:
Cung cấp những dịch vụ miễn phí
Cung cấp những dịch vụ miễn phí, hoặc chỉ thu phí với những dịch vụ dành cho nền tảng doanh nghiệp là một cách làm không mới, nhưng đã chứng tỏ mức độ hiệu quả của nó qua nhiều chiến dịch truyền thông khác nhau.
Việc làm này giúp khách hàng có cơ hội được trải nghiệm một phần nào đó sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, trước khi đưa ra quyết định có bỏ tiền ra để mua phần còn lại của sản phẩm đó hay không.
Cách làm này tỏ ra hiệu quả và thông minh hơn rất nhiều việc nhiều doanh nghiệp chỉ cho phép khách hàng mình dùng thử trong khoảng thời gian giới hạn, và rồi mọi thứ lại đi vào ngõ cụt: khách hàng chấm dứt sử dụng sản phẩm khi hết thời gian dùng thử.
Tất nhiên, các dịch vụ miễn phí này thường đi kèm một số giới hạn nhất định. Tuy vậy, phương cách này vẫn đem về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: Người dùng thì được hưởng dịch vụ miễn phí, doanh nghiệp thì được quảng cáo không công.
Tạo ra những content miễn phí
Ngày nay, việc tạo ra những nội dung miễn phí có thể dễ dàng hơn bao giờ hết với hệ thống mạng Internet phủ khắp. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể truyền tải những content về sản phẩm, tương tác trực tiếp với khách hàng để giải đáp thắc mắc của họ, hay đơn giản chỉ là những clip giải trí do chính bộ phận marketing doanh nghiệp bạn tạo ra nhân một dịp lễ đặc biệt nào đó,…
Content là một cách làm thú vị để phủ rộng mức độ nhận biết cho thương hiệu. Lý do là bởi đó là cách dễ dàng nhất để thương hiệu bạn bày tỏ rõ những đặc tính cốt lõi của thương hiệu và quan điểm của bản thân doanh nghiệp của bạn về những vấn đề xung quanh.
Content không chỉ đơn thuần dưới dạng văn bản, nó có thể được thể hiện dạng video, infographic, và nhiều những phương thức khác. Content không chỉ xuất hiện trên mỗi website doanh nghiệp của bạn, nó có thể xuất hiện thông qua những bài post của những influencer (những người có tầm ảnh hưởng, người được bạn trả tiền để lan truyền thông điệp bạn muốn truyền tải).
Tài trợ cho các sự kiện
Một khi doanh nghiệp của bạn tiếp cận với những sự kiện, hội chợ, bạn có cơ hội tiếp cận và quảng bá thương hiệu cho hàng trăm, hàng nghìn người tham gia. Nào là tờ rơi, chai nước in hình thương hiệu, rồi áo phông, các thứ, các thứ. Một điều chắc chắn là thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện khắp nơi bên trong sự kiện đó.
Tất nhiên, doanh nghiệp của bạn nên cân nhắc lựa chọn những sự kiện mà có liên quan và gắn kết với giá trị cốt lõi, đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
Tạo thương hiệu của bạn một “cá tính riêng”
Hãy hình dung thương hiệu của bạn như một cá thể trên cõi đất này. Điều quan trọng đầu tiên bạn cần phải thực hiện, đó chính là định hình cho nó những phẩm chất, cá tính đặc thù. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết cảm xúc của khách hàng với những chiến dịch thúc đẩy độ nhận diện cho thương hiệu.
Một khi khách hàng thấm nhuần thông điệp bạn muốn truyền tải, họ càng có cơ hội khắc cốt ghi tâm hình ảnh thương hiệu của bạn trong tâm trí của mình.
4. Đo lường mức độ nhận diện của thương hiệu
Brand Awareness không phải là một khái niệm hữu hình. Vậy nên bạn không thể đo lường chúng theo cách truyền thống. Tuy nhiên, một số phương cách mà chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn hình dung một phần nào đó mức độ phổ biến của thương hiệu, gắn với sự quan tâm của họ đối với thương hiệu.
Những chỉ số định lượng
Những số liệu bạn thu thập được dưới đây có thể giúp bạn vẽ lên bức tranh tổng quan về mức độ nhận diện của khách hàng lên thương hiệu của bạn:
Direct traffic: Đây là số lượng người nhập URL và truy cập vào website của bạn. Con số này giúp bạn nắm bắt số lượng người tiếp cận đến website của bạn thông qua các phương thức marketing khác nhau. Direct traffic là một số liệu hết sức quan trọng, đặt trong bối cảnh khách hàng có thể tìm đến doanh nghiệp của bạn thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng cáo hay sử dụng bộ máy tìm kiếm truyền thống.
Rõ ràng, khi họ chủ động nhập đường link truy cập vào website của doanh nghiệp bạn, là họ có nhận thức về thương hiệu của bạn.
Lượng traffic vào website: Con số này phản ánh tổng lượt truy cập vào website của bạn, rằng trong thế giới Internet rộng lớn, có bao nhiêu lượt người truy cập vào trang web, đọc content và dành thời gian cho thương hiệu của bạn.
Social engagement: Engagement (sự gắn kết / tương tác của khách hàng) được thể hiện theo số lượt like, follow, comment, share nội dung của trang mạng xã hội doanh nghiệp bạn. Nó phản ánh có bao nhiêu người biết đến sự tồn tại của thương hiệu, đề cập, bàn tán đến nó. Đồng thời, nó cũng chỉ rõ tầm ảnh hưởng và tác động của thương hiệu bạn tới công chúng lớn đến thế nào.
Những chỉ số định tính
Kết quả tìm kiếm trên Google hay Google Alert:
Đây là một trong những cách nhanh nhất để theo dõi xem cộng đồng mạng đang nói gì về doanh nghiệp của bạn. Trong bối cảnh truyền thông lan truyền đang chứng tỏ sức ảnh hưởng của nó, việc tham khảo những thông tin nói về bạn thông qua bên truyền thông thứ ba là rất quan trọng
Social listening:
Social listening đích thị là lắng nghe những gì mạng xã hội nói về bạn, thông qua các công cụ quản trị mạng xã hội khác nhau. Ai vừa tag thương hiệu của bạn lên status, ai vừa nhắc đến bạn trong comment, hay sử dụng hastag của bạn trên post của họ, vân vân.
Tất nhiên, càng nhiều người nhắc đến bạn trên mạng xã hội, thương hiệu của bạn càng phủ rộng mức độ nhận biết hơn.
Sử dụng survey:
Đây là phương thức có thể giúp bạn thu trực tiếp những phản hồi, feedback của khách hàng, không chỉ về những gì họ nghĩ, mà còn là những đánh giá của họ về chính thương hiệu của bạn. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những công cụ tạo lập survey hữu ích như SurveyMonkey, Google Forms,…
Những công cụ đo lường này không phải là hoàn hảo trên mọi phương diện, nhưng cũng là một trợ thủ đắc lực giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về mức độ phủ sóng của thương hiệu, giúp thiết lập những chiến dịch marketing hiệu quả, và tiếp tục duy trì mức độ liên kết của thương hiệu đối với đối tượng khách hàng mục tiêu.